Những sản phẩm, dịch vụ CASCA VIỆT NAM cung cấp cho bạn
Sản phẩm chính của Casca Việt Nam
Những dự án đã bàn giao
GS-TS Ngô Đức Thịnh sinh năm 1944 tại Hải Phúc, Hải Hậu, Nam Định. Năm 1980, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Năm 2002 ông được phong hàm giáo sư. Từ năm 1994, ông là Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa dân gian. Từ năm 2008 đến nay, ông là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam (Hội Di sản Văn hóa Việt Nam).
Ông là Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia và Phó Chủ tịch Hội đồng Folklore Châu Á. Ông nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2017.
Trong suốt cuộc đời cống hiến cho di sản văn hóa Việt, GS-TS Ngô Đức Thịnh được biết đến là một trong những chuyên gia hàng đầu về sử thi Tây Nguyên cũng như tín ngưỡng thờ Mẫu. Trong đó phải kể đến những công trình nghiên cứu như cuốn "Hát văn" xuất bản năm 1992 và bộ sách gồm 2 tập "Đạo Mẫu ở Việt Nam" được phát hành năm 1996.
Trong khoảng thời gian 10 năm lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, GS Ngô Đức Thịnh cũng đã cho ra đời nhiều tác phẩm về tín ngưỡng thờ Mẫu, đơn cử như "Đạo Mẫu ở Việt Nam". Cuốn sách khẳng định ở Việt Nam đã và đang hình thành và định hình một tín ngưỡng thờ Mẫu (nữ thần) của mình, với những bản sắc rất riêng. Không những vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đã trở thành một khái niệm khoa học thực sự.
Không chỉ đóng góp bằng các công trình nghiên cứu, ông còn kêu gọi tất cả mọi người cùng chung tay trả lại ý nghĩa đích thực của đạo Mẫu. Ông đã tập hợp được các thanh đồng, giúp họ định hướng trên nguyên tắc họ là chủ thể của di sản, hướng họ vào một quỹ đạo.
Một số cuốn sách của GS-TS Ngô Đức Thịnh được nhiều người biết đến như Đạgio Mẫu ở Việt Nam, Luật tục Ê Đê; Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam (2 tập); Sắc thái văn hoá địa phương và tộc người trong chiến lược phát triển đất nước; Sử thi Tây Nguyên; Sự phát triển văn hoá xã hội của người Dao - hiện tại và tương lai; Văn hoá nghệ thuật Nam bộ; Văn hoá và lịch sử người Thái ở Việt Nam…
Lễ viếng GS Ngô Đức Thịnh được cử hành từ 9 giờ 30 phút đến 10 giờ 45 phút ngày 8-6 tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông). Hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn vũ. An táng tại Lăng họ Ngô, nghĩa trang Hải Phúc, Hải Hậu, Nam Định cùng ngày.